Vì sao có nhiều người chơi đàn Violon trong dàn nhạc Giao Hưởng

Đàn violon được biết đến là ông vua nhạc cụ trong dàn nhạc, không chỉ cuốn hút mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi. Khi nhắc đến dàn nhạc giao hưởng nhiều người hình dung được một người dẫn dắt chủ đạo và phía dưới là rất nhiều thanh viên chơi đàn violon. Và có rất nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao lại có nhiều người chơi đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng? Ý nghĩa này là gì và bạn có muốn tìm hiểu thêm hay không.

dan-violon

Đàn violon là một loại nhạc cụ linh hoạt, kỹ xảo diễn tả đa dạng nhiều sắc thái tình cảm khác nhau. Và nhiều người tự hỏi rằng đàn violon xuất hiện từ bao giờ. Hình ảnh trên tòa tháp nhà thời nữ thánh Sophie ở thành phố Kiev có một bức tranh được vẽ vào thế kỷ 11, vẽ một người cầm đàn giống như violon tỳ vào lõm vai và dùng một “que” đặt lên đàn violon. Thật sự là vẻ đẹp hoàn mỹ từ một cây đàn nhỏ, xinh xắn. Đặc biệt, mọi người thường biết đến cây đàn violon qua những nghệ sĩ nổi tiếng chơi nhạc cổ điển. Nhưng hiện nay, cây đàn violon cũng được dùng để đánh những bài hát, bản nhạc hiện đại mang âm hưởng thính phòng. Chính vì vậy, cây đàn này được ví là ông vua trong dàn nhạc.

Một dàn nhạc giao hưởng bao gồm những gì

Dàn nhạc giao hưởng là một tổng thể về biên chế các nhạc cụ được sử dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ cho việc diễn tấu một tác phẩm giao hưởng. Trong một dàn nhạc giao hưởng Ngoài nhạc trưởng ra còn bao gồm các nhạc cụ như bộ dây, bộ khí, bộ đồng và bộ gõ. Tùy theo, biên chế dàn nhạc hai quản, ba quản hay bốn quản mà có thể điều chỉnh nhạc cụ phù hợp. Thế nhưng, dù theo quản nào thì đàn violon cũng có số lượng nhiều nhất và điều tất yếu là số lượng người chơi đàn violon đông nhất trong cả dàn nhạc.

Tại sao lại cần nhiều người chơi đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng

Bạn cảm thấy nghe một nghệ sĩ chơi đàn violon hay hơn một dàn nhạc hay không. Không thể khẳng định được điều đó bởi nó còn phụ thuộc vào quan niểm và cách cảm nhận âm nhạc của mỗi người. Thậm chí có nhiều người khi lần đầu tham gia một buổi hòa nhạc giao hưởng họ phải thốt lên: “Trời ơi! Sao lại có nhiều người chơi đàn violon trong một dàn nhạc thế kia. Liệu có thừa người không hay chỉ một vài người chơi chính, còn lại là phụ họa cho đẹp đội hình”. Đây không phải là một sự sắp xếp người đông cho đầy đủ một dàn nhạc đâu. Mà đó là cả một sự kết hợp nghệ thuật độc đáo.

violon-tot

Nói tới dàn nhạc có nghĩa là một một số lượng nhiều chứ không phải một hay hai, ba người. Một người nghệ sĩ chơi đàn họ chỉ chơi theo phong cách riêng của họ. Còn dàn nhạc không chỉ cần một nhạc trưởng chỉ  đạo chính, mà còn cần nhiều người hợp bè, phối kết nhịp với nhau tạo nên giai điệu cộng hưởng hay. Đó mới chính là một dàn nhạc giao hưởng, thính phòng tuyệt vời.

Trong một dàn nhạc giao hưởng thính phòng đàn violon giữ vai trò then chốt và được sử dụng xuyên trong suốt tác phẩm. Do đó, những người chơi violon chiếm phần lớn và được sắp xếp ngay trước mặt nhạc trưởng. Những người chơi đàn violon được chia thành hai nhóm chính là violon I và violon II. Tại sao lại có sự phân chia này? Những nghệ sĩ chơi đàn violon thuộc nhóm violon I là những người chơi ở bè cao hơn trong toàn bộ tác phẩm. Đây cũng là nhóm bè chính giữ vị trí quan trọng của dàn nhạc giao hưởng. Bên cạnh đó, người chơi thuộc nhóm violon II lại chơi bè thấp hơn, thường hòa âm đều và có tính chất phối kết hợp các tiết tấu tạo nên âm hưởng hay cho cả dàn nhạc.

Khi xem biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng bạn sẽ thấy khi bè thấp đôi lúc chỉ có một vài người chơi violon diễn tấu. Điều này thực chất cho thấy được kỹ xảo, sự điêu luyện của người chơi đàn. Và phát huy được vai trò của đàn violon với âm thanh đẹp, tươi sáng biểu hiện nhiều tiết tấu phù hợp với từng tình huống, cảm xúc khác nhau. Có khi say sưa, trìu mến, trữ tình; nhưng có khi lại nhẹ nhàng, kịch tính đạt sắc thái từ lớn tới nhỏ. Và nó diễn tả được cảm xúc, nét nhạc nhanh, linh hoạt tạo nên một màn trình diễn đẹp, hay và thu hút người tham gia tính phòng cả phần nghe lẫn phần mỹ.

 

reviewnhaccu