Violon và những vấn đề về xác định âm chuẩn

Violon được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX, cùng với nhiều nhạc cụ giao hưởng phương Tây khác và nhạc cụ này ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến trong đời sống âm nhạc xã hội nước ta. Ngay từ những ngày đầu thành lập (năm 1956) Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) đã đưa Violon vào chương trình giảng dạy, đào tạo chính quy.

Học đàn violin

Tuy nhiên, trước đó bốn thế kỷ, cây đàn Violon đã được phát triển vào thế kỉ 16 ở Ý và tiếp tục được cải tiến trong suốt thế kỉ XVIII và XIX. Cây đàn Violon bốn dây đầu tiên được cho là của Andrea Amati, sản xuất năm 1555. Ngay từ khi mới ra đời, cây đàn Violon lập tức trở nên phổ biến từ những nhạc công đường phố cho đến giới quý tộc đều sử  dụng Violon. Ngày nay, các nhạc cụ từ thời hoàng kim của chế tác vĩ cầm, nhất là những cây đàn được làm bởi Stradivari và Guarneri, được nhiều nghệ sĩ và các nhà sưu tầm săn lùng. Như vậy, âm chuẩn đối với Violon chủ yếu phụ thuộc vào truyền thống thẩm mỹ trong xác định âm chuẩn ở Châu Âu bởi hoạt động âm nhạc ở đây đạt được nhiều thành tựu là nhờ quá trình tổng kết, xây dựng và vận dụng có hiệu quả các học thuyết về lý thuyết âm nhạc, cũng như tập hợp hệ thống được các quy ước, ký hiệu mang tính khoa học, đưa  hoạt động này sớm trở thành chuyên nghiệp với mức độ chuyên môn hoá cao. Theo truyền thống âm nhạc cổ điển Châu Âu, để xác định âm chuẩn đối với Violon, bên cạnh các yếu tố như âm sắc, độ mạnh, trường độ, các nhà nghiên cứu chú trọng đến yếu tố âm điệu trong mối quan hệ với âm chuẩn.

reviewnhaccu