Tiết tấu-Lý thuyết âm nhạc cơ bản

  • Tiết tấu

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, tiết tấu được hiểu là: “một hình ảnh, một âm thanh, một hiện tượng nào đó được lặp lại đều đặn, có hệ thống theo một nhịp điệu nhất định, một tốc độ nhất định” [30, tr.398]. Trong cuốn Từ điển bách khoa Britannica, tiết tấu trong âm nhạc là “việc đặt các âm thanh âm nhạc trong thời gian” [34, tr.2694]. Tiết tấu trong cuốn Lý thuyết âm nhạc cơ bản được hiểu là “tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau”.

Xem nhiều kiến thức học nhạc tại Việt Thương Music: https://vietthuong.edu.vn/

tìm hiểu về tiết tấu

Từ điển British Glossary – 2016, tiết tấu được hiểu là: sự chuyển động có trình tự một cách đều đặn hoặc sự lặp lại theo mẫu của một nhịp, một dấu nhấn hoặc các hiện tượng cùng loại. Trong lý thuyết âm nhạc, tiết tấu là một mẫu của những nhịp điệu có quy tắc hoặc bất quy tắc được tạo ra trong âm nhạc từ sự vận động của giai điệu và hòa âm. Tiết tấu cũng được xem là thước đo của sự lặp lại theo mẫu của một nhịp, một dấu nhấn hoặc các hiện tượng cùng loại.1

Theo GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh, tiết tấu là từ gốc Hán, còn nhịp điệu là từ thuần Việt. Chúng ta cùng xem xét them một số khái niệm, định nghĩa về tiết tấu, nhịp điệu (Rhythm):

Tiết tấu trong Từ điển ngôn ngữ văn hóa Mỹ – 2005 được giải thích là: nhịp đập của âm nhạc có quy tắc của các nốt dài và ngắn. Trong lý thuyết âm nhạc, tiết tấu (rhythm) là sự sắp đặt của các âm thanh đúng lúc. Với nghĩa phổ biến này, tiết tấu là một sự thay phiên có trật tự của những yếu tố tương phản, giống như trong tự nhiên của nhịp sinh học.2

tìm hiểu về tiết tấu

Trong Luận án tiến sĩ âm nhạc Jensina Victoria Oliver – 2014, phương pháp thực hành của việc đọc tiết tấu nhằm cải thiện nhận thức và trình diễn (A Practical Method of Rhythmic Reading to Improve Comprehension and Performance). Luận án Tiến sĩ Âm nhạc. Đại học Washington đã định nghĩa: Tiết tấu là một sự tái diễn theo trật tự có tính luân phiên của những thành tố mạnh, yếu trong dòng chảy của âm thanh và sự im lặng không lời.3

Từ điển Oxford – 2015 giải thích khái niệm “tiết tấu” như sau: Tiết tấu là một kiểu mẫu được lặp lại thường xuyên trong sự chuyển động của âm thanh. Tiết tấu là sự sắp xếp có hệ thống của âm thanh trong âm nhạc.4

Có thể thấy, khái niệm tiết tấu trong âm nhạc có nhiều bất đồng về  quan điểm, một phần vì tiết tấu thường được nhận diện với một hoặc nhiều hơn một các thành phần của âm nhạc, chứ không phải toàn bộ phần riêng lẻ các yếu tố như dấu nhấn, nhịp phách và độ nhanh. Ngoài ra, tiết tấu có thể tồn tại không cần giai điệu như các nhịp trống cổ xưa và nay, nhưng giai điệu không thể tồn tại mà không có tiết tấu. Trong âm nhạc, cấu trúc của tiết tấu không thể bị chia tách khỏi hòa âm và giai điệu.

1     http://www.whitehallchoirs.com/rhythm.html

2 The American Heritage® New Dictionary of Cultural Literacy, Third Edition.Copyright © 2005 by Houghton Mifflin Company.Published by Houghton Mifflin Company. All rights reserved.

3          https://vi.scribd.com/document/296932507/Oliver-Washington-Rhythmic-Reading

4      https://en.oxforddictionaries.com/definition/rhythm

Trong nghệ thuật âm nhạc, nhịp điệu là khoảng cách của âm thanh bao gồm cả tính chất của nhịp trong “điệu”. Khi nghiên cứu về nhịp điệu trong truyền thống âm nhạc cổ điển châu Âu, chúng ta thống nhất rằng đó là sự tổ chức, sắp xếp nhịp nhàng những chuyển động của âm thanh theo một trật tự và quy luật nhất định. Nói một cách khác, nhịp điệu, là sự phản ánh sự hoạt động và tư duy toàn diện và có tổ chức của con người trong quá trình nhận thức và phản ánh thế giới khách quan bằng âm nhạc. Sự phát triển của cảm giác nhịp điệu là trọng tâm của việc đạt được trạng thái thần kinh cụ thể mà chúng ta không thể không thừa nhận vai trò của “tai trong” một bộ phận của cơ quan thính giác con người. Điều này được hiểu là trong âm nhạc có sự luân phiên các trường độ của âm thanh và tạo ra những mối tương quan khác nhau về thời gian giữa các âm thanh đó. Khi những âm thanh này được liên kết  theo một thứ tự nhất định sẽ tạo nên những nhóm tiết tấu, tạo thành đường nét tiết tấu chung cho toàn thể tác phẩm âm nhạc. Trong âm nhạc, tiết tấu có quan hệ chặt chẽ với nhịp phách bởi qua nhịp phách thì chúng ta biết được ngữ  cảnh thể hiện tiết tấu. Theo đó, tiết tấu trong âm nhạc là một thuộc tính tồn tại thể hiện nhịp độ và tốc độ của cảm xúc và thể hiện bởi việc liên kết các dấu nhạc. Sự hình thành tiết tấu được tích lũy từ trong tập quán và thói quen truyền thống và điều này đã tạo nên nhiều phong cách tiết tấu mang bản chất của từng thời kỳ lịch sử. Ngay trong âm nhạc kinh điển Châu Âu thì từng thời kỳ như tiền cổ điển, cổ điển, lãng mạn,… thì cũng có sự phân biệt, thậm chí trong biểu diễn một tác phẩm thì mỗi nghệ sĩ cũng thể hiện quan điểm về tiết tấu nhanh chậm khác nhau. Chính vì điều này nên các nhạc sĩ thường ghi thêm tính chất tiết tấu để người biểu diễn thống nhất trong cách thể hiện như: vừa phải, tha thiết, nhanh,… Trên phương diện âm nhạc là nghệ thuật của thời gian thì tiết tấu, nhịp điệu chính là sự phản ánh cái thuộc tính thời gian ấy  đậm nét nhất, rõ ràng và cụ thể nhất. Ngay khi hát hay đàn lên một giai điệu, thì ta nhận thấy tiết tấu đã xuất hiện ngay trong sự chuyển động của giai điệu đó rồi. Cái sợi dây liên kết các âm thanh để tạo nên một chuyển động đặc trưng cho giai điệu ấy chính là tiết tấu. Nói một cách khác, sự tổ chức, xếp đặt nhịp nhàng những chuyển động theo một trật tự và quy luật nhất định trong diễn trình âm nhạc được gọi là tiết tấu. Sự vận động, sự chuyển động có nhịp điệu tạo nên tiết tấu của đời sống xã hội và là quy luật quan trọng của mọi sự tồn tại trong tự nhiên, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có âm nhạc. Tính tiết tấu, tính nhịp điệu không chỉ phản ánh cái thuộc tính thời gian trong cuộc sống đơn thuần của loài người mà ở nhiều lĩnh vực trong đó có nghệ thuật âm nhạc, tiết tấu – nhịp điệu còn là sự phản ánh cái đặc điểm của hoạt động và tư duy toàn diện và có tổ chức của con người với tư cách là một chủ thể cao nhất của sự sống trên trái đất.

tiết điệu

reviewnhaccu