Phong cách âm nhạc Soul Jazz và Postbop

  • Soul Jazzhay còn được gọi là Neo Gospel, được phát triển từ phong cách Funky Jazz trước nó. Cũng giống như Funky, đặc điểm của Soul là sử dụng những bản Blues và Gospel, tuy nhiên các bài Gospel có phần “cổ xưa” hơn. Một trong những nghệ sỹ Piano tiêu biểu nhất của phong cách này là Ray Charles. Không chỉ là một nghệ sỹ Piano, Ray Charles còn là ca sỹ, nhà soạn nhạc, phối khí. Các tác phẩm của ông là sự chứng minh, cách tiếp cận, pha trộn của Jazz với âm nhạc Gospel. Ông đã có tầm ảnh hưởng lớn tới rất nhiều nghệ sỹ Jazz trong phong cách này từ thập niên 50 cho đến suốt thập niên 60. Nghệ thuật Piano trong phong cách này có những đặc điểm tiêu biểu: thường được biểu diễn bởi các Combo nhỏ, tiết tấu Groove (là những mô típ lặp đi lặp lại trong 8 nhịp một cách ổn định), đặc biệt các nghệ sỹ Piano đã chuyển sang sử dụng đàn Organ điện trong biểu diễn để khai thác triệt để âm sắc của Organ và Gospel vào trong Jazz.

Ví dụ 1-59: Tác phẩm Hallelujjah, I Love her  So10 sáng tác và trình diễn bởi Pianist Ray Charles, nhịp 10-12

Postbop: là phong cách được hình thành và phát triển từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1960 có đặc điểm là sự pha trộn của những nhân tố trong Hard Bop và Modal Jazz. Một số nghệ sỹ Piano tiêu biểu nhất trong phong cách này như: Bill Evans, Herbie Hancock, Raphael Ray Bryant, Ramey Lewis…Nghệ  thuật Piano có những đặc điểm tiêu biểu: thường được biểu diễn bởi các Combo nhỏ, sử dụng những kỹ thuật của Hard Bop và Modal Jazz, tiết tấu và hình thức thường tự do, giai điệu và hòa âm với chủ nghĩa ấn tượng. Cũng giống như Modal, phong cách này không phụ thuộc vào các tiến trình hợp âm vì vậy hợp âm thường được chơi chuyển đổi một cách chậm rãi theo thang âm và điệu thức. Tuy nhiên, khác với Modal, Post Bop lại lấy những nhân tố trong Hardbop để tạo cao trào, sự “dữ dội”. Đặc biệt là sự ngẫu hứng tự do cũng như hợp âm trong Postbop thường được sắp xếp trong quãng 4.

Ví dụ 1-60: Tác phẩm Fee Fi Fo Fum11 sáng tác Wayne Shoter, trình diễn bởi Pianist Herbie Hancock, nhịp 1-12

tác phẩm free fi fo fum

reviewnhaccu