Hát văn thường được nhắc tới kèm hai địa danh là Hà Nội và Nam Định, song hát văn Hà Nội hay hát theo lối bay bướm hơn hát văn Nam Định. Hát văn Nam Định thường đơn giản mộc mạc.
Hát Chầu Văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong lễ hầu đồng. Lời ca, tiếng nhạc của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Hát văn làm cho buổi lễ sống động. Những người hát văn vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một vấn hầu thường kéo dài từ 4-8 tiếng.
Theo phân loại của nghệ nhân theo thực tế, nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam có 2 nhóm: Đàn (giai điệu) và nhạc cụ gõ (phách, cảnh, trống) là những nhạc cụ gõ được dùng phổ biến nhất trong hát chầu văn thời đó. Về đàn, thường chỉ có đàn nguyệt sau đó mới thêm vào một số đàn khác như thập lục, nhị, sáo…
Phách là một tấm tre già (cũng có phách làm bằng gỗ) dài độ ba mươi phân, rộng bốn phân, dày gần 2 phân, hai đầu phách có hai chân cũng làm bằng khúc tre ấy tạc liền khối. Phách còn được dùng trong ả đào
Cảnh là 1 cái cồng rất nhỏ, như một chiếc điã hình tròn đường kính độ mươi mười năm phân có thành xung quanh, là một nhạc cụ mà các thầy cúng hay dùng. Hồi đó thầy Kiêm hay dùng một cái đĩa tráng men thay cảnh vì không muốn mang theo bằng chứng dụng cụ cúng bái theo người
Trống bản (hay còn gọi trống ban) là chiếc trống có hai mặt, kích thước tương đối nhỏ, đường kính từ hai mươi đến ba mươi phân. Mặt trống thường làm bằng da trâu, rất căng, lúc đánh tiếng tương đối căng: toong, toong. Còn loại thứ hai là trống chầu, đường kính nhỏ hơn trống ban nhưng cao hơn, âm hưởng trầm hơn, các cung văn có thể dùng một trong hai loại hoặc ca hai trong một buổi hầu đồng
Cung văn thường để phách trước mặt, chiếc cảnh ở bên phải, và dùng ba chiếc que nhỏ để chơi: tay phải cầm que, một que kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, que thứ 2 kẹp giữa ngón giữa và ngón đeo nhân, còn tay trái cầm một que, cả ba cùng chơi một lúc tùy theo nhịp và hát
Trống thường ở bên cạnh cùng với một số dùi, thường cun g văn điểm trống bằng tay phải, sau khi hai que đánh phách và cảnh nghỉ. Hoặc cũng có khi cung văn để cảnh lên trên trống ban và gõ để gõ tạo thành âm thanh kép cs tiếng rung màng trống ở trong
Nhạc cụ không thể thiếu trong hát văn chính là đàn nguyệt (trong Nam gọi là đàn kìm). Nguyệt có thể chơi trong các dàn nhạc bát âm hoặc dàn nhạc tài tử nhưng trong hát chầu văn đàn nguyệt thể hiện rõ bản sắc của nó nhất. Thậm chí có thể nói rằng đàn nguyệt là biểu tượng của âm nhạc hát văn từ hơn một thế kỷ nay, âm thanh trầm và ấm khả năng biến tấu vô tận của đàn nguyệt là một đồng minh không thể thiếu cho cung văn hát văn chầu thánh. Các cụ thường giải thích tên đàn do bầu vang hình căng tròn
Đàn nguyệt thuộc nhạc cụ có dây gảy, thường được cho là đàn từ Trung hoa. Tuy nhiên nếu chúng ta đi so sánh chi tiết, đàn nguyệt Việt Nam không có nhiều điểm chung với yue qin (nguyệt cầm) của Trung Hoa. Yue Qin có từ thời cổ thường có cần ngắn hơn và bốn dây giống với đàn tứ của ta. Còn ruan qin cần thường cũng ngắn và cũng bốn dây, nhưng trong cả hai đều có ngựa đàn rất thấp. Nếu ta tìm hiểu kỹ hơn với các nước láng giềng khác thì thấy rằng: Có loại đàn nguyệt của Nhật bảo tàng Shoso – in ở Nara (khoảng năm 600 – 900). Và một kiểu Ruan qin thời Thanh có cần hơi dài hơn 1 chút và bốn dây chụm lại gần bằng hai dây là có hơi hướng giống đàn nguyệt Việt Nam. nhưng cũng không hoàn toàn như vậy. So với các nhạc cụ kể trên, đàn nguyệt Việt Nam có đặc trưng là cần rất dài, phím đàn rất cao và chỉ có hai dây: Ba điểm này gần với đàn chapey ở Campuchia
Đặc điểm duy nhất về mặt cấu trúc mà đàn nguyệt giữ lại của ruan cổ là bầu vang hình trăng tròn và không có lỗ thoát âm. Qua việc so sánh chi tiết này khi chưa tìm hiểu được nguồn tư liệu về xuất sứ đàn nguyệt của Việt Nam, ta có thể gia định rằng các nghệ nhân Việt Nam đã cải tiến cơ sở những nhạc cụ đã có để tạo ra được một nhạc cụ thích hợp với mỹ cảm Việt Nam. Theo như các cụ thì đàn nguyệt có 4 dây trước kia nay những nghệ nhân chỉ dùng có hai dây mà thôi.
Vào khoảng 1954 – 1990 hát văn có thời gian bị mai một do hầu đồng bị coi là mê tín dị đoan và bị cấm hoạt động. Tới đầu những năm 90, hát văn mới có cơ hội phát triển lại và được quan tâm, bảo tồn một cách đúng đắn. Ngày nay, hát chầu văn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, đồng thời được công nhận là di sản thế giới.