Hiện nay, phong trào thổi sáo trúc đang rất phổ biến, các bạn thường tìm kiếm trên mạng cảm âm “bài gì đó” để tập luyện. Thực tế thì không chỉ mỗi sáo mà các nhạc cụ khác cũng cần khả năng cảm âm bởi không phải lúc nào cũng có bản nhạc và cũng nhớ được hết các nốt trong bản nhạc nên chúng ta cần có một khả năng cảm thụ âm nhạc để tạo nên sự hòa nhập của nghe, cảm nhận và đôi tay chơi nhạc.
Vậy cảm âm là gì? Có các mức độ cảm âm nào?
Cảm âm hiểu nghĩa cảm nhận âm nhạc, nhưng nói cụ thể hơn đó là việc các bạn cảm nhận âm, giai điệu nghe được và tự chơi lại bằng nhạc cụ của mình và ghi lại ra giấy các nốt nhạc dựa trên cách bấm nốt. Có nhiều bạn cảm âm được hoàn chỉnh khi vừa nghe xong, có nhiều bạn cảm âm được nhưng phải mò đi mò lại nhiều lần và cũng có nhiều bạn không cảm âm được.
Mức cao nhất của cảm âm có thể xem là “ký âm”, là khả năng đọc thành nốt nhạc luôn sau khi nghe giai điệu mà không cần đến nhạc cụ hỗ trợ. Ký âm và xướng âm là 2 định nghĩa được dùng trong giới chuyên nghiệp, với những người được đi học chuyên, kể cả với ngành hát, đàn hay sáo, … Ký âm là ghi lại nốt nhạc khi nghe bản nhạc, xướng âm là hát nốt nhạc, cả 2 đều phải đúng cả về cạo độ lẫn trường độ. Còn cảm âm thường thì cần mò ra được nốt nhạc, còn về trường độ, người ta sẽ căn cứ vào giai điệu bài hát và nhịp phách để chơi nhạc theo.
Tại sao cần học cách cảm âm bài hát?
Hiện nay trên mạng đã có rất nhiều bài cảm âm, những bài hát mới nhất cũng dần dần được cảm âm và chúng ta có cần thiết phải học cách cảm âm bài hát nữa không và tại sao giới chuyên nghiệp, họ có bản nhạc rồi nhưng họ vẫn phải học cách cảm âm.
Thứ nhất: Cảm âm là khả năng được hình thành từ việc chúng ta cố gắng mò mẫm các nốt của bài hát hoặc khi chơi chúng ta để ý các giai điệu và các nốt nhạc trong đó. Với mức độ cảm âm cơ bản và những người có năng khiếu thì người ta sẽ tự có khả năng cảm âm sau một thời gian chơi nhạc cụ.
Thứ 2: Ký âm – Xướng âm là 2 phương pháp học của giới chuyên một phần hỗ trợ cho việc sáng tác nhạc của họ hoặc có thể học các bài hát nhanh hơn. Không phải lúc nào chúng ta cũng đem bản nhạc hay cảm âm bên cạnh được và cũng không phải lúc nào cũng nhớ hết các nốt trong bài nhạc được.
Thứ 3: Nếu có khả năng cảm âm, các bạn sẽ có thể dồn cảm xúc vào bài hát nhiều hơn, dễ dàng hơn. Ngoài ra, đặc biệt là với việc học thổi sáo trúc, việc cảm âm được có thể giúp các bạn cảm âm được cả kỹ thuật chơi của các nghệ sĩ hay bạn bè của mình. Ví dụ như nghe họ láy rền thì sẽ biết họ đang láy rền, …
Bạn có thấy bài viết trên đây hữu ích không? Để lại bình luận để chúng tôi biết nhé! Hi vọng gặp bạn ở các bài viết tiếp theo! Xin chào và hẹn gặp lại!