NHẠC CỤ VÙNG TÂY BẮC

Nếu như âm nhạc giúp cho cuộc sống con người trở nên thi vị hơn thì nhạc cụ góp phần làm lời ca, tiếng hát được vang vọng đi xa. Nếu như Tây Nguyên nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng thì ở các tỉnh Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn, bạn cũng tìm thấy những điều thú vị không kém!

Kèn lá

Kèn lá được coi là một loại nhạc cụ vô cùng đơn giản, phổ biến trong ở trong các lễ hội hay chỉ đơn giản là giải trí thường ngày các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Người ta chỉ cần lấy 1 chiếc lá, cắt phần cuống lá, gấp đôi theo sống để có ngay 1 chiếc kèn đơn sơ, vì dễ làm nên trong các lễ hội ta thường thấy nam thanh nữ tú cầm trên tay.

Tiếng kèn Pí Lè vang đỉnh Mẫu Sơn

Xã Công Sơn là nơi sinh sống của tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc Dao tại xứ Lạng. Một trong những yếu tố duy trì bản sắc của họ chính là kèn Pí Lè, bên cạnh các nhạc cụ như thanh la hay trống.

Cấu tạo của kèn Pí Lè gồm có 3 bộ phận. Trong khi đầu thổi là một ống đồng nhỏ thì thân kèn lại là một ống gỗ tròn hình trụ rỗng ruột, độ dài ước chừng từ 30 đến 40 cm, phân thành 10 đốt, mỗi đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn. Đặc biệt, 7 đốt ở giữa được dùi lỗ nhỏ phía trước, khoảng cách đồng đều, xếp thành một hàng dọc. Cuối cùng là loa kèn, được làm từ lá đồng dát mỏng, uốn hình chóp cụt, dài khoảng 10 cm, đường kính 12 cm, đầu nhỏ của loa nối liền với thân kèn.

Bề ngoài cầu kì và công dụng của kèn Pí Lè cũng hết sức tuyệt vời khi có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau, thậm chí là những cung bậc cảm xúc cực kì đối lập. Bằng các kỹ thuật điêu luyện như rung hơi, vuốt hơi, sự nhuần nhuyễn của các ngón tay bấm, vuốt trên thân kèn đã tạo nên thanh âm phiêu hốt.

Người Dao sử dụng kèn Pí Lè trong những dịp đặc biệt, như lễ hội cổ truyền, lễ cúng thần lúa, thần rừng, ma chay, cưới hỏi, lễ Tết…

Tơ nốt

Tơ nốt là một nhạc cụ bộ hơi của người Bâhnar có mối quan hệ mật thiết với nhạc cụ săn bắn. Nó là nhạc cụ mang tính biểu trưng trong chiến đấu.

Ngày xưa người ta sử dụng nó để báo tin cho mọi người biết là đang xảy ra việc quan trọng. Ngày nay rất nhiều dân ở Tây Bắc sử dụng nhạc cụ này vào dịp lễ hội.

Tính Tẩu – đàn bầu Bắc Kạn

Đây là loại đàn xuất hiện phổ biến trong cộng đồng một số dân tộc miền núi, như người Thái, người Tày, người Nùng. Theo tiếng Thái, Tính tức là Đàn, Tẩu mang nghĩa là quả Bầu. Người ta thường gọi tắt dụng cụ này là đàn Tính. Cũng như kèn Pí Lè, đàn Tính tẩu cũng có ba bộ phận cốt lõi: bầu vang, cần đàn và dây đàn. Bầu vang được làm bằng nửa quả bầu khô, đóng vai trò tăng âm. Chính vì vậy, để mang lại độ vang, âm sắc chuẩn, chỉ những quả bầu tròn và dày đều mới được lựa chọn để làm bầu vang. Cần đàn được làm bằng gỗ, có hai đầu, một xuyên qua bầu vang, một uốn cong hình trăng khuyết, gọi là đầu đàn. Một cây đàn Tính hát Then thường có ba dây tượng trưng cho cha, mẹ và cho đất nước trong quan niệm của người dân tộc Tày Bắc Kạn tượng trưng cho cha, cho mẹ và cho đất nước. Đó chính là tình ruột thịt hòa quyện trong lòng yêu nước. Đàn Tính tẩu đồng hành trong mọi dịp vui của người Tày, đặc biệt là khi biểu diễn hát Then.

Trống đồng – cổ vật của người Lô Lô

Trong lịch sử, trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ là những biểu tượng bất hủ của dân tộc. Tại Cao Bằng, trống đồng của người Lô Lô đã trải qua dòng thời gian bất hủ. Khác với những dụng cụ kể trên, nhạc cụ này chỉ dùng trong nghi lễ hạ huyệt người đã qua đời. Mỗi dòng họ coi trống đồng là tài sản gia truyền. Khi có người trong dòng họ khuất núi, họ sẽ sử dụng 3 cặp trống, mỗi cặp có một trống đực và một trống cái. Do những kiêng kỵ vì phục vụ tang lễ nên chúng không được để trong nhà. Dù cuộc sống cơ cực, phải di cư liên tục, nhưng đi tới nơi đâu, người Lô Lô cũng mang theo những chiếc trống, bởi theo họ: nếu không nghe thấy tiếng trống chỉ lối thì hương hồn của người quá cố không thể về với tổ tiên được.

Trên đây chỉ là vài loại nhạc cụ được người vùng Tây Bắc sử dụng trong lễ hội, vẫn còn rất nhiều các nhạc cụ được người vùng Tây Bắc chơi, hãy cùng chúng tôi khám phá trong những bài viết tiếp theo nhé.

reviewnhaccu