Hướng dẫn học piano đệm hát cơ bản và đơn giản nhất

Theo cảm nhận của bản thân tôi thì việc học piano đệm hát dễ hơn so với học piano solo rất nhiều. Để giúp những bạn lần đầu tiếp xúc với loại nhạc cụ này khỏi bỡ ngỡ. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn học piano đệm hát cơ bản và đơn giản mà tôi đã áp dụng với bản thân. Nắm bắt những kiến thức này có thể sẽ giúp ích cho bạn cho các bước học đàn tiếp theo.

Bạn đã biết piano đệm hát là gì chưa?

Trước khi vào các bước hướng dẫn học piano đệm hát, tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm này. Piano đệm hát có thể hiểu đơn giản là một người đánh piano làm nhạc nền cho người khác hát hoặc cho một nhạc cụ khác hay còn gọi là giai điệu chính. 

Khi chơi riêng lẻ piano đệm hát, nó sẽ không phát ra những giai điệu của bài hát và cũng không bắt người chơi phải đọc nốt nhạc nhiều như kiểu chơi piano solo. Đơn giản, nó chỉ là nền nhạc được tạo ra bằng các hợp âm và vòng hoà âm làm chủ đạo mà thôi. 

Hướng dẫn học Piano đệm hát cơ bản

Khi tôi tiếp xúc với đàn piano thì cách đệm hát khi học đàn mang đến cho tôi niềm vui và sự hứng khởi trong tâm hồn. Với những kiến thức đã học tại Việt Thương, giờ đây tôi có khả năng chơi trọn vẹn một bản nhạc theo cách cảm âm của riêng mình. 

Để bắt đầu học piano được thuận lợi, việc đầu tiên cần là tìm hiểu lý thuyết về nhạc lý, hợp âm. Đối với piano đệm hát, vạn bắt buộc phải thuộc lòng những hòa âm quan trọng. Trong đó, bao gồm 7 hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa) và 7 hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau). Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn những bước cơ bản học Piano đệm hát:

Kiểu đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu

Kiểu đệm này sẽ sử dụng trong đệm hát hoặc đệm cho một loại nhạc cụ khác làm giai điệu chính. Bạn sẽ có 4 cách chơi đơn giản với kiểu đệm này, bao gồm:

Cách 1: bạn dùng cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp. Cách này rất đơn giản và thường dùng cho đệm hát mà người hát nhịp không chắc lắm. 

Cách 2: bạn rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng. Để hiểu rõ hơn cách chơi này bạn nên tham khảo các tác phẩm của richard Clayderman. Cách 3: bạn rải hợp âm nhưng dùng móc kép 2 tay đuổi nhau. Nghĩa là sử dụng âm khu khá rộng của đàn piano để rải xuôi chiều hoặc đảo chiều. 

Cách 4: Bạn có thể sử dụng phối hợp nhịp nhàng cả 3 cách trên để phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát mà bạn sẽ chơi. 

Kiểu đệm hòa âm kết hợp chơi giai điệu cùng lúc

Kiểu đệm này rất thích hợp khi bạn chơi solo một bản nhạc theo cảm âm của mình và áp dụng khi người hát không nắm vững giai điệu. Sau thời gian học đàn piano, với kinh nghiệm của bản thân tôi thấy rằng kỹ thuật chơi này cũng tương tự như kiểu một. Tuy nhiên, điểm đáng nói là tay phải bạn sẽ chơi giai điệu của ca khúc, còn tay trái sẽ đệm theo kiểu ở trên. 

Để tạo ra một bản nhạc hay, bạn phải biết cách phối hợp cả hai tay sao cho thật nhịp nhàng để giai điệu phải quyện vào hợp âm một cách tinh tế nhất. Nếu muốn chơi kiểu piano đệm hát này thật hay và giỏi, bạn cần có thời gian để tập luyện và thực hành.

Trên đây là những cách mà tôi đã được học và áp dụng với bản thân. Với những hướng dẫn cơ bản và đơn giản này, nó dường như chỉ phù hợp với những bản ballad nhẹ nhàng. Còn nếu muốn chinh phục 88 phím đàn của cây dương cầm kiêu kỳ hay muốn chơi piano điêu luyện thì tốt nhất nên đến Trung tâm học sẽ hiệu quả hơn.

reviewnhaccu