Trong thế giới âm nhạc rộng lớn, có rất nhiều loại nhạc cụ thú vị. Không giống như các loại nhạc cụ khác, nhạc cụ kéo sẽ cần một thanh riêng đi cùng và phát ra âm thanh bằng cách kéo thanh này trên cây đàn. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nhạc cụ kéo nhé.
Bộ string – bộ dàn dây
Thường thuật ngữ string để chỉ 4 loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng là violin, viola, cello và contrabass (double bass). Đây là nhóm nhạc cụ có hình dáng và cách chơi khá giống nhau. Cao độ tăng dần theo kích thước của từng loại nhạc cụ.
Violon (vĩ cầm) là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất trong họ vĩ cầm. Đàn gồm 4 dây, mỗi dây cách nhau một quãng 5 đúng. Đàn được làm từ các loại gỗ khác nhau như gỗ phong, vân sam… còn dây đàn được làm bằng thép hoặc ni lông. Người chơi vĩ cầm tạo ra âm thanh nhờ kéo hoặc gẩy đàn bằng tay phải và bấm nốt bằng tay trái. Vĩ cầm được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, nhạc Baroque, jazz, âm nhạc dân gian và cả nhạc rock.
Viola (vĩ cầm trầm hay đề cầm) thuộc họ vĩ cầm. Viola có kích thước nằm giữa Violin và Cello, có khả năng tạo một số nốt trầm hơn mà vĩ cầm không thể có. Về thủ thuật và thế bấm giống như Vĩ cầm nhưng tay trái có thế bấm dãn rộng hơn
Cello hay Violoncelle (Trung hồ cầm) thuộc họ vĩ cầm. Cello được chơi bằng cách dùng một cây vĩ có căng lông đuôi ngựa kéo ngang những dây đàn và làm dây đàn rung lên tạo thành âm thanh. Cello có kích thước lớn và được nhạc công chơi bằng cách ngồi trên ghế kẹp hồ cầm giữa hai chân
Harp – Đàn hạc
Là một nhạc cụ dây trong dàn giao hưởng, đây là một trong những nhạc cụ xuất hiện từ rất sớm, từ khoảng 3500 năm trước công nguyên và được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thời kì Trung cổ (Middle Ages) và thời kì Phục Hưng (Renaisance).
Erhu – Đàn nhị- Đàn cò
Đàn nhị hay đàn cò là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì cấu tạo đặc trưng có 2 dây nên gọi là đàn Nhị. Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông, Khmer, … Đàn nhị còn có những tên gọi khác nhau như đàn líu theo cách gọi của người Kinh, người Mường thị gọi là Cò Ke và người miền nam gọi bằng một cái tên dân dã là Đàn Cò.
Đàn hồ- Đàn gáo
Đàn hồ là nhạc cụ dân tộc của châu Á thuộc bộ dây, sử dụng cung mã vĩ (lông đuôi ngựa) kéo cho cọ vào dây để tạo âm. Ban đầu, đàn hồ chỉ có một loại. Trong quá trình phát triển, nhạc cụ này có ba biến thể: Hồ, Hồ trung và Hồ đại. Ngoài ra, mỗi dân tộc sử dụng loại đàn này cũng có những kiểu cách riêng. Vì cùng có hai dây nên đàn hồ có cấu tạo giống như đàn nhị nhưng kích thước bầu cộng hưởng lớn hơn, âm thanh trầm hơn đàn nhị. Đàn hồ thường có trong biên chế của dàn nhạc dân tộc cổ truyền. Người ta dùng nó để đệm cho các giọng nam trung, nam trầm, nữ trung (còn gọi là giọng thổ), diễn tả những âm điệu suy tư, trầm mặc hoặc những giai điệu buồn. Đàn hồ cũng được dùng phổ biến trong nghệ thuật hát xẩm