NHẠC CỤ BIÊN KHÁNH CỦA TRUNG QUỐC

Những nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc bao gồm rất nhiều loại nhạc khí khác nhau, từ nhạc cụ dây, hơi hay gõ. Chúng được chia làm tám loại nhạc cụ dựa trên chất liệu, tạo nên tám loại âm sắc cho dàn nhạc, được gọi là bát âm (八音). tám loại này bao gồm: kim (nhạc cụ bằng kim loại), thạch (bằng đá), thổ (bằng đất nung), ti (bằng tơ), trúc (bằng tre, trúc), bào (bầu), cách (da), và mộc (gỗ).

Biên chung, biên khánh là 2 bộ nhạc cụ gồm nhiều chiếc chuông đồng, khánh đá được sắp xếp theo một thứ tự âm thanh nhất định, thuộc dàn huyền nhạc (nhạc treo) trong hệ thống đại nhạc (thuộc nhã nhạc), thuộc loại Thạch. Đây là 2 loại nhạc cụ cung đình độc đáo trong nhã nhạc của một số nước Đông Á, trong đó có Hàn Quốc, Việt Nam và tất cả chúng đều có nguồn gốc lâu đời trong văn hóa Trung Hoa cổ đại. Chúng rất được ưa chuộng trong nhã nhạc Trung Hoa, về sau được du nhập sang Triều Tiên và Việt Nam.

Biên khánh là một nhạc cụ gõ Trung Hoa cổ xưa bao gồm một bộ chuông chùm bằng đá nhẵn nhụi hình chữ L còn được hiểu như là khánh, chơi một cách du dương. Những chuông chùm được treo trên một khung bằng gỗ và được dập với một cái búa gỗ. Cùng với những chiếc chuông đồng gọi là biên chung, cả hai đều là nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ Trung Hoa từ thời cổ đại.

Ở nước ta, 2 nhạc cụ này được dùng trong nhã nhạc thời Lê (1427- 1788) và thời Nguyễn (1802-1945) và được xem là những bộ nhạc cụ nghi lễ quan trọng của nhã nhạc.

Đến đầu thế kỷ 20, kỹ thuật chế tác 2 loại nhạc cụ này đã thất truyền ở Việt Nam và nay chỉ còn lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế với tư cách là hiện vật bảo tàng với số lượng và chất lượng hạn chế.

Năm 2010, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã hợp tác với Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc cùng nghiên cứu phục chế hoàn chỉnh bộ biên chung, biên khánh của nhã nhạc Việt Nam với việc sử dụng hoàn toàn nguyên liệu truyền thống của Việt Nam (mà chủ yếu là vật liệu địa phương tại Huế) dưới sự tài trợ của Hàn Quốc. Được sự góp sức của nghệ nhân Kim Hyunkon (Hàn Quốc), chương trình đã phục chế hoàn chỉnh 2 loại nhạc cụ này như nguyên mẫu.

Cụ thể, bộ biên chung phục chế gồm 12 chiếc chuông bằng đồng, quai chuông đúc hình 2 con “bồ lao”, giữa thân “bồ lao” có móc để treo chuông lên giá. Chuông được đúc rỗng, thành chuông đúc 5 đường gờ nổi song song, 4 đường gờ có đúc nổi 9 nút nhỏ ở mỗi đường để làm điểm gõ. Bộ biên khánh gồm 12 khánh đá hình chữ L góc tù có móc để treo chuông lên giá.

Hi vọng những thông tin trên đây hữu ích đối với bạn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

reviewnhaccu