Xuất hiện trên thị trường âm nhạc từ những năm 20, 30 của thế kỉ trước, bộ trống jazz đã có sự phát triển vượt bậc và dần cho thấy được vai trò trong dàn nhạc. Để có thể tạo nên một bộ trống jazz hoàn chỉnh là sự góp mặt của rất nhiều các thành phần khác nhau, mỗi thành phần có những vai trò riêng từ đó đưa âm nhạc của bộ trống jazz phát triển vững mạnh. Đó là những thành phần nào? Đây cũng chính là chủ đề mà bài viết sau đây đề cập đến.
Bộ trống jazz thuộc bộ gõ, theo lịch sử ghi nhận bộ gõ xuất hiện sớm nhất và gắn bó lâu đời nhất với đời sống con người. Ban đầu bộ gõ có rất nhiều nhạc cụ khác nhau, mỗi nhạc cụ tạo ra một âm thanh và cho đến mãi sau này khi nhạc jazz bắt đầu phát triển thì bộ trống mới được xây dựng một cách chỉnh chu và hoàn chính nhất.
Bộ trống jazz là sự hội tụ của trống cái (bass drum), trống to một mặt (timpani), trống con có dây chằn (snare drum), chập chen (cymbal). Ngày trước mỗi nhạc công sẽ đảm nhận chơi một nhạc cụ riêng trong bộ trống jazz nhưng sau đó để tiện lợi hơn, các nhà sản xuất nhạc cụ sáng tạo để một người có thể chơi được cả bộ trống.
Đặc điểm các thành phần của bộ trống jazz
Trống cái: đây là loại trống có kích thước lớn nhất trong bộ trống, âm thanh của trống trầm và sâu. Việc tạo âm của trống cái được sự hỗ trợ của 1 chân pedal và quả đập, quả đập sẽ đánh vào tâm của bề mặt trống cái. 46 – 66cm là đường kính của trống và chiều sâu là 36 – 46 cm. Tùy theo kích thước đường kính mà trống có chiều sâu khác nhau từ đó đảm bảo được chất lượng âm thanh của trống.
Trống to một mặt: Sự có mặt của trống to một mặt trong bộ trống jazz là để tạo thêm âm sắc cho bộ trống từ đó tạo ra được một nền âm nhạc phong phú hơn. Với đường kính 20 – 46 cm và chiều sâu từ 15 – 46 cm, loại trống này sẽ được đặt vào bên tay phải của người chơi, nếu thuận tay phải hoặc ngược lại, nếu thuận tay trái.
Trống con có dây chằn: Nông và ngắn là đặc điểm của loại trống này, được thiết kế với mục đích tạo ra âm tiết cao. Mặt dưới của chiếc trống con có dây chằn được thiết kế thêm 1 dải dây kim loại nằm giữa mặt dưới. Khi chơi, nhờ vào dải dây này âm thanh tạo ra sẽ rất sắc, to và đanh, âm thanh có thể thay đổi nhờ điều chỉnh độ căng của dây. Cùng với trống cái, đây cũng được xem là một loại trống không thể thiếu được trong bộ trống jazz và quyết định đến âm nhạc hay hoặc dở.
Chập chen: nhạc cụ này thường có đường kính 15 – 56cm, được làm bằng nhiều kim loại khác nhau, vì vậy mà mỗi chập chen sẽ tạo ra được một âm thanh khác nhau nhưng phải đảm bảo được độ chuẩn của các âm thanh, nghĩa là tất cả các chập chen có trong bộ trống jazz phải hội tụ đủ các âm thanh: ầm ĩ, đanh thép, lớn tiếng, chảnh. Chính vì vậy mà trong bộ trống jazz, chúng ta sẽ thường thấy có rất nhiều chập chen.
Mỗi thành phần, mỗi đặc điểm, mỗi nhiệm vụ và vai trò khác nhau, mong rằng với những chia sẻ tuy chưa được cặn kẽ, cụ thể nhưng cũng phần nào giúp được bạn đọc hiểu hơn về bộ trống jazz và những thành phần tạo nên một dàn nhạc với chất lượng âm thanh hoàn hảo, tuyệt hay như vậy.