NHẠC CỤ QUAN HỌ

Đã từ rất lâu những bài dân ca không rõ nguồn gốc dường như vẫn âm thầm theo năm tháng in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Với nguồn chất liệu dồi dào, ca từ phong phú cùng với sự cảm thụ sâu sắc về âm nhạc, người Việt Nam xưa đã sáng tạo rất nhiều tác phẩm hay hình thành nên nét đặc trưng của dân tộc.

Dân ca Việt Nam thường là lời nhắc nhở, là lời khuyên, lời cười nhạo, câu châm biếm, câu mỉa mai thói hư ở đời, hay một ai đó mà không chỉ đích danh hay đơn giản chỉ nói về sự việc nào đó… Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh.Dân ca thường được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người hoặc biểu diễn ở các ngày hội.

Và ở mỗi vùng miền của Việt Nam lại sử dụng những ca từ địa phương cũng như âm giọng, cách hát và cách chơi nhạc cụ khác nhau khiến người nghe hiểu được nét đặc trưng của vùng miền đó. Dân ca Việt Nam bao gồm nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có nét đặc trưng riêng.

Nhắc đến dân ca Quan Họ dường như ai cũng nghĩ ngay đến Bắc Ninh là tỉnh cực kỳ nổi tiếng về thể loại này, và đã được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Thực ra nếu là quan họ cổ thì không cần nhạc cụ. Tự các yếu tố vang-rền-nền-nảy đã tạo ra tính nhạc cho bài hát rồi. Người Quan Họ xưa hát không nhạc đệm, chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị, họ chỉ ngồi hoặc đứng một chỗ, người nghe sẽ cảm nhận thông qua cách hát, lắng nghe lời bài hát nhiều hơn. Còn ngày nay, các bài hát quan họ được hát với nhạc cụ dân tộc đệm, được biểu diễn chuyên nghiệp hơn, chú trọng về phần hình, nhiều ý kiến cho rằng như vậy sẽ mất đi chất tự nhiên vốn có của loại hình này, ít nhiều mất đi cái “hồn” của Dân ca. “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức. Quan họ mà bạn vẫn thường được nghe trên băng đĩa thì đều được nghệ thuật hóa theo lối biểu diễn và sẽ hát trên nền của các nhac cụ bao gồm bộ hơi là sáo và bộ gõ là trống. Ngoài ra còn có đàn bầu, nhị, đàn tam thập lục, đàn nguyệt. ngoai ra cung có thể sử dụng đàn organ nhưng khi sử dụng đàn organ nó sẽ làm mất đi yếu tố dân gian nghệ thuật của quan họ…

Với sự hỗ trợ thiết thực và bổ ích của các ngành liên quan khác, trong một tinh thần (và có thể cả tổ chức) hiệp đồng cộng tác chặt chẽ, mật thiết hơn, với một nỗ lực bản thân đi vào phương hướng trọng điểm, chắc chắn hát quan họ, trong một tương lai không xa, sẽ có những đóng góp mới cho sự nghiệp bảo tồn, gìn giữ một kho tàng quý báu của di sản nghệ thuật dân tộc, cho công tác vận dụng và phát huy nó trong điều kiện hiện tại, nhằm nâng cao không ngừng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta.

reviewnhaccu