Dạy thanh nhạc kiểu thị phạm: Ưu điểm và nhược điểm ra sao?

Hệ thống đào tạo thanh nhạc của Việt Nam mới phát triển mấy chục năm nay nhưng cũng đã chứng kiến không ít trường hợp học sinh bắt chước thầy giáo một cách khá triệt để, một số trường hợp khi học lên bậc cao hơn, chuyển sang thầy giáo khác đã phải mất nhiều thời gian để sửa chữa lại những khiếm khuyết do phương pháp thị phạm “tích cực” của thầy giáo trước

Những điểm yếu của phương pháp thị phạm khi dạy thanh nhạc

Nguyên tắc “hãy hát như tôi hát” được tồn tại lâu dài tới ngày nay trong nhiều trường phái thanh nhạc tiên tiến. Tuy nhiên, phương pháp để học sinh bắt chước cũng đã bị phê phán. Vấn đề là ở chỗ, học sinh không chỉ bắt chước những âm thanh có chất lượng cao, mà còn bắt chước luôn cả những khuyết điểm của thầy. Thường thị học sinh không chỉ bắt chước cách phát âm và điều khiên âm thanh, mà còn vô tình bắt chước cả âm sắc giọng hát của thầy giáo . Những khuyến khuyết về phương pháp thị phạm là có thật nhưng chưa đủ cở sở để phủ nhận phương pháp truyền thống này. Bởi thị phạm sẽ rất có giá trị nếu sự dụng đúng phương pháp, kết hợp với phương pháp giải thích mang tính lý luận.

học thanh nhạc

Thị phạm là phương pháp trực quan, truyền nghề, dễ hiểu ở mức độ cao.

Phương pháp này tác động một cách trực giác tới các giác quan của người học. Qua đó, người học nắm bắt những yếu tố có thể là những tín hiệu về việc đó phải làm như thế nào như: nhìn, nghe, hưng phấn cảm xúc khi nghe những âm thanh đúng – tất cả những điều đó làm hưng phấn, động viên để người học vượt qua những nhiệm vụ phức tạp. Kết quả đó không thể đạt được bằng bất cứ sự giảng giải nào. Thị phạm tác động đến lĩnh vực cảm xúc và cơ quan cảm xúc (hệ thống tín hiệu thứ nhất). Những con đường này của sự tác động được tiếp nhận theo nhiều kiểu khác nhau. Một số người cho rằng, một lần làm mẫu, hơn trăm lần giải thích. Đối với những người này, phương pháp thị phạm đặc biệt thuyết phục. Nhóm người khác, (có thể thiếu khả năng thị phạm) đối với họ trước hết phải hiểu nhiệm vụ một cách có ý thức. Chúng ta biết rằng thuộc tính đó tồn tại ở con người theo những cấp độ khác nhau. Những cấp độ thứ nhất quan hệ đến những nghệ sĩ, cấp độ thứ hai là những nhà tư tưởng. Ở đa số người phát triển khả năng này, khả năng khác, nhưng nó tồn tại ở tỷ lệ khác nhau. Ở một số người có khả năng vượt trội nắm bắt được những ấn tượng trực tiếp, họ dễ dàng bắt chước, số người khác lại chỉ nắm được, chỉ hiểu được tất cả sau khi đã thực hiện những diều đó qua thực tế.

Chất lượng tuyệt vời của sự bắt chước là sự tác động đến giá trị đến cơ quan phát âm

Chúng tôi cho rằng, học sinh không nghĩ đến nguyên nhân của những tác động nào đến phần nào của cơ quan phát âm mà họ đạt được những hiệu quả ẩn chứa bên trong. Nhận thức có thể đến muộn hơn sau nhiều lần bắt chước đạt kết quả. Khi tìm được sự phối hợp được củng cố bằng con đường nhắc lại nhiều lần, nghĩa là nắm được qua thực hành. Nếu nhận thức không có sự phân tích hoạt động của cơ quan phát âm, thì sự tìm kiếm của bắt chước, mô phỏng sẽ chỉ đứng lại ở tình trạng vô thức và sẽ xuất hiện phản xạ như là hậu quả của một khái niệm thính giác mà thôi. Do vậy, những sự phối hợp vô thức có thể dễ bị mất đi, bị sau lệch đi, trong khi đó thì những hoạt động thực hành thông qua nhận thức sẽ bền vững hơn.

Tất nhiên, sự bắt chước thông qua thị phạm của thầy giáo không phải là phương thức bắt buộc trong giảng dạy thanh nhạc.

Lịch sử đã chứng minh rằng, những nhà sư phạm thanh nhạc tài năng như Francesco Lamperti (1813 – 1892) nói chung không phải là ca sĩ, và còn nhiều nhà sư phạm thanh nhạc nổi tiếng ở Ý xuất thân là những chỉ huy opera chuyên nghiệp, những người này không áp dụng phương thức thị phạm trong giảng dạy thanh nhạc, nhưng học trò của họ đã làm nên những vinh quang tuyệt đỉnh cho nền thanh nhạc của Ý. Tuy nhiên, đối với nền sư phạm thanh nhạc còn non trẻ ở nước ta, các giảng viên thanh nhạc đều trưởng thành từ những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được giữ lại trường và trưởng thành các giảng viên thanh nhạc. Đa số trong các giảng viên này còn chưa tích lũy được nhiều những kinh nghiệm sư phạm, chưa đọc nhiều những lý luận sư phạm và đặc biệt chưa được kiểm nghiệm những kiến thức sư phạm trong thực tế. Đối với những giảng viên thanh nhạc trẻ không thể bỏ biện pháp thị phạm, vấn đề là ở chỗ chỉ nên thị phạm cho những học sinh, sinh viên có giọng hát tương tự như giọng hát của mình. Trong khi thị phạm cố gắng giảng giải cho học sinh, sinh viên những tiêu chí của âm thanh bằng những hiểu biết về lý thuyết một cách đơn giản để học sinh, sinh viên có thể hiểu rộng hơn những yêu cầu cụ thể của một âm thanh. Để đạt được tiêu chí giảng dạy một cách khoa học thông qua biện pháp thị phạm, thầy cô giáo phải tự lý giải được âm thanh, câu hát thị phạm của mình sao cho được chuẩn cả về tiêu chí âm thanh cũng như tiêu chí thẩm mỹ cần có. Cố gắng tránh bắt học sinh bắt chước mình một cách áp đặt như trên đã nêu: “hãy hát như tôi hát”mà cần phải dạy học sinh: “hãy hát như tôi nói”.

Muốn biết cách dạy thanh nhạc tại Việt Thương như thế nào, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi:

Nguồn: “Phương Pháp Giảng dạy thanh nhạc” GS. NDND Nguyễn Trung Kiên

Sưu tầm: Nguyễn Thị Thu Huyền

reviewnhaccu